Nói về món hủ tiếu thì xưa nay, người sành ăn chỉ kể đến các món hủ tiếu của người Hoa du nhập vào vùng đất phương Nam từ mấy trăm năm trước. Không có gì phải tranh cãi về bản quyền của các dòng hủ tiếu mì mà người Việt gốc Hoa đã nắm giữ, foody">foody nhưng người sành ăn đời nay cũng rất thú vị khi để tâm khám phá về các dòng hủ tiếu đã Việt hóa, trở thành một món điểm tâm ngon và hạp khẩu vị đến mức có thể quên đi gốc cội của món hủ tiếu Tàu.
Trước đây, người Sài Gòn biết đến hủ tiếu Mỹ Tho, Sa Đéc và ngày nay, thật ngạc nhiên khi ai đó đã nhìn thấy hủ tiếu Gò Công lên Sài Gòn. foody">foody Chúng tôi theo sự chỉ dẫn đã tìm đến quán hủ tiếu Gò Công của cô Hiền trên đường Thành Thái (quận 10). Vẻ ngoài của quán không khác các quán ăn bình dân khác, nhưng mùi hương hủ tiếu Gò Công lại thực sự kích thích khẩu vị.
Vậy bạn sẽ hỏi hủ tiếu Gò Công có gì khác biệt với các dòng dòng hủ tiếu đã Việt hóa khác. Xin thưa ngay, cọng hủ tiếu đã là sự khác biệt. Nếu hủ tiếu Sa Đéc là cọng hủ tiếu dai thông dụng, cọng hủ tiếu Mỹ Tho trong và giòn thì cọng hủ tiếu Gò Công rất trong, dai và mềm.
Người Việt xưa nay vẫn thích ăn hủ tiếu dai hơn là hủ tiếu mềm của người Hoa, thế nên sự sáng tạo nên những cọng hủ tiếu dai theo từng khẩu vị vùng miền đã làm nên một đặc điểm thú vị.
Cô Hiền cho biết đã theo nghề nấu hủ tiếu từ năm mười ba tuổi, người truyền nghề
là cô ruột với hiệu hủ tiếu Bà Tư Bắc nổi danh ở xứ Vàm Láng - Gò Công Đông
Quán cô Hiền chỉ bán hai món là hủ tiếu xương và hủ tiếu hải sản
Được biết quán cô Hiền lấy hủ tiếu từ các lò lâu đời ở Hòa Đồng - Gò Công và hầu hết các nguyên liệu chính nấu hủ tiếu cũng được đưa lên từ xứ Gò Công. Quán cô Hiền chỉ bán hai món là hủ tiếu xương và hủ tiếu hải sản. địa điểm ăn uống Người phụ nữ tuổi gần sáu mươi này cho biết đã theo nghề nấu hủ tiếu từ năm mười ba tuổi, người truyền nghề là cô ruột với hiệu hủ tiếu Bà Tư Bắc nổi danh ở xứ Vàm Láng - Gò Công Đông.
Bạn cần phải Đăng nhập để có thể tham gia bình luận!